Phân biệt hen phế quản và hen tim

Nội dung chính

 

   Hen tim có các triệu chứng khá giống với hen phế quản, bệnh nhân cũng có các triệu chứng như khó thở, thở nông, khò khè và ho. Nếu không được phân biệt chính xác thì rất dễ điều trị sai hướng và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao để phân biệt hen tim và hen phế quản? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

 

Làm sao để phân biệt hen phế quản và hen tim?

 

Hen tim và hen phế quản là gì?

   Hen phế quản là  là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho.

    Hen tim là tình trạng bệnh nhân bị khó thở, thở khò khè một cách đột ngột trong thể trạng suy tim sung huyết.

 

Hen tim và hen phế quản khác nhau như thế nào?

Khác nhau về đối tượng bệnh

 

Hen phế quản Hen tim
Thường khởi phát từ khi bệnh nhân còn trẻ, có bệnh sử khó thở mãn tính, nó tái diễn có chu kỳ và rất dễ có nguy cơ bùng phát, tái phát lại nếu như người bệnh tiếp xúc trực tiếp với những nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân thường là người lớn tuổi có  nền tảng bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành,… Ở những bệnh nhân này, khả năng co bóp để tống máu của cơ tim lại càng yếu hơn nên máu rất dễ bị ứ trệ tại tuần hoàn phổi, từ đó gây nên hen tim.

 

Khác nhau về cơ chế gây bệnh

 

Hen phế quản Hen tim
Co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và tăng tiết dịch đường thở gây ra các cơn khó thở khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Nguyên nhân dẫn tới hen tim là do sự ứ trệ tuần hoàn phổi, có thể kết hợp với phù phổi cấp hoặc không. Cụ thể, ở người bình thường thì máu sẽ được tim đưa lên phổi để trao đổi oxy. Sau đó, máu chứa nhiều oxy sẽ được đưa về tim trái và tim trái sẽ thực hiện chức năng co bóp để dẫn máu tới các cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng của tim trái bị suy giảm sẽ gây ra hiện tượng ứ máu, tạo áp lực cho phổi. Điều này dẫn đến hiện tượng co thắt phế quản, khiến đường dẫn khí của phổi bị hẹp lại và gây khó thở.

 

 

 

Khác nhau về triệu chứng

Ngoài các triệu chứng giống nhau như khó thở, thở nông và ho, bệnh hen phế quản và hen tim có các triệu chứng khác nhau như:

 

  Hen phế quản Hen tim
Triệu chứng lâm sàng Các cơn hen suyễn sẽ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, môi trường ẩm ướt, lông thú cưng, chất thải động vật, khói thuốc lá, phấn hoa, ô nhiễm môi trường, virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi… hoặc tập luyện quá sức, làm việc quá độ hoặc tiếp xúc với không khí quá lạnh và khô, làm việc trong môi trường ô nhiễm…

–         Khó thở đột ngột nhưng khó thở chậm, rít tạo cảm giác nghẹn ở lồng ngực người bệnh.

–         Ho khạc đờm ít, dính, màu trắng, nếu hen ở thể bội nhiễm thì có xuất hiện nhầy mủ hoặc màu hồng.

–         Huyết áp sẽ không thay đổi, vẫn giữ ở mức bình thường, ít vã mồ hôi hoặc thường là không, không tím tái khi lên cơn hen,…

Các dấu hiệu này thường xuất hiện khi gắng sức, làm việc nặng nhọc (như leo cầu thang, đi bộ quãng đường dài…) hoặc có thể xuất hiện về nửa đêm gần sáng.

–         Bị thở dốc, thở nhanh nông, khó thở đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm, thậm chí ngay cả khi đang ngủ, bệnh nhân có thể phải ngồi dậy do không thở được (không nhất thiết phải kèm theo có tiếng khò khè).

–         Ho khan, ho có đờm, bọt hồng.

–         Có các triệu chứng của suy tim.

–         Vã mồ hôi, tím tái, mạch đập nhanh, huyết áp cao bất thường, khó kiểm soát.

–         Mắt cá chân bị sưng phù, gan to, tiểu ít lần do chức năng của gan và của thận không ổn định bởi vì quá trình bơm máu đi khắp cơ thể không được cung cấp đủ. Khi có các dấu hiệu này thì tiên lượng bệnh nhân rất nặng.

 

Dấu hiệu cận lâm sàng –         Nghe phổi có ran rít, ran ngáy

–         Chụp X – quang phổi hoàn toàn bình thường

 

–         Nghe phổi thấy nhiều ran ẩm ở đáy.

–         Chụp X-quang người bệnh hen tim có thể thấy được người bệnh bị thâm nhiễm 2 rốn phổi hình cánh bướm.

 

Khác nhau về phương hướng điều trị

Phương hướng điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào bệnh, cụ thể:

 

Hen phế quản Hen tim
Hiện tại chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng, đồng thời thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải sử dụng thuốc để kiểm soát kịp thời các cơn hen suyễn cấp tính. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị hen tim là cải thiện khả năng bơm máu nhằm giải phóng lượng máu ứ trệ tại phổi.

Nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến van tim hoặc các bệnh bẩm sinh có thông giữa các buồng tim thì các bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc phẫu thuật cho bệnh nhân.

 

   Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã phân biệt được phần nào về hen tim và hen phế quản. Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để khám bệnh, tránh tự ý phỏng đoán và tự chữa bệnh tại nhà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà