Nội dung chính
Hít thở là việc chúng ta thực hiện liên tục mỗi phút, mỗi giây. Tuy nhiên, cách hít thở khác nhau sẽ có những tác động đến cơ thể theo cách không giống nhau.
Trong đó, nếu bạn tập cho mình cách hít vào thật sâu và thở ra nhịp nhàng, những lợi ích thu được sẽ khiến bạn bất ngờ.
Cùng theo dõi những hướng dẫn tập hít thở sâu cũng như tác dụng mà phương pháp này mang lại ngay sau đây nhé!
Tập hít thở sâu mỗi ngày để tốt cho phổi, tinh thần thư thái
Lợi ích từ việc tập hít thở sâu đúng cách
Cơ quan đầu tiên được hưởng lợi ích từ việc tập hít thở sâu đúng cách chính là phổi. Ngoài ra, bạn sẽ thu được nhiều tác dụng khác trên tinh thần, sức khỏe tim mạch… Cụ thể như sau:
Tập hít thở sâu để tốt cho phổi
Sức khỏe của phổi ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hô hấp của chúng ta. Và ngược lại, quá trình hít thở cũng có những tác động nhất định đến cơ quan này.
Tập hít thở sâu sẽ giúp giảm gánh nặng cho phổi, đặc biệt là ở những người có phổi bị nhiễm độc, người mắc viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…
Khi mắc những bệnh này, đường dẫn khí của người bệnh bị hẹp lại và/hoặc phế nang bị giãn quá mức (hoặc phá hủy). Điều đó khiến khả năng thông khí của phổi bị suy yếu, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình hít thở.
Việc tập hít thở sâu sử dụng nhiều đến chức năng của cơ hoành và bụng, hỗ trợ cho việc hít thở dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho phổi, ngăn tình trạng khó thở nặng lên. Từ đó, hiệu quả của các động tác hô hấp cũng được tăng cường. Tập hít thở sâu còn tiết kiệm năng lượng cho người mắc bệnh lý ở phổi, giảm tình trạng mệt mỏi.
Việc tập hít thở sâu tốt cho người mắc các bệnh lý mạn tính tại phổi
Những lợi ích khác khi tập hít thở sâu
Ngoài tác dụng đối với phổi, tập hít thở sâu sẽ mang lại những lợi ích khác như sau:
- Thư giãn cơ bắp: Hít thở sâu sẽ thúc đẩy sự ổn định của cơ cốt lõi và giúp bạn chịu đựng tốt hơn khi tập luyện cường độ cao.
- Thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng: Hít thở sâu kích thích giải phóng endorphin, giúp cải thiện phản ứng căng thẳng và giảm đau. Điều này cũng gián tiếp giúp ổn định huyết áp và nhịp tim.
- Cải thiện quá trình thải độc: Thói quen hít thở sâu giúp hệ thống bạch huyết hoạt động tốt, giúp quá trình thải độc của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
Tập hít thở sâu giúp thư giãn tinh thần
Cách tập hít thở sâu
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập hít thở sâu
Trước hết, bạn cần điều chỉnh và kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập hít thở sâu như:
- Nhịp thở: Đối với người lớn, nhịp thở bình thường là từ 14 – 20 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến chúng ta thở nhanh và nông hơn. Có thể kể đến như khi có cơn đau mạn tính, gặp chứng rối loạn lo âu, căng thẳng, lo lắng thường xuyên.
- Tư thế: Ví dụ như người ngồi nhiều có vai tròn và tư thế đầu hướng về phía trước, khiến các cơ xung quanh ngực căng lên, từ đó khiến hơi thở nhanh và nông hơn.
Cách tập hít thở sâu
Thời gian đầu, bạn nên dành thời gian và tập trung tâm trí cho các bài tập hít thở sâu. Vì vậy, bạn cần tìm một nơi thật thoải mái, yên tĩnh để ngồi hoặc nằm xuống và nhắm mắt lại. Nếu ngồi, hãy giữ lưng thẳng và bàn chân đặt trên sàn. Khi chuẩn bị tốt, bạn sẽ tập hít thở sâu hiệu quả hơn. Về sau, khi đã thành tạo, bạn có thể thực hiện ngay cả khi đang làm việc.
Các bước tập như sau:
- Đặt một tay lên ngực, tay kia đặt lên bụng và ngay dưới xương sườn.
- Hít vào từ từ, chậm và đều bằng mũi sao cho bụng của bạn phình lên. Đồng thời, thở sao cho tay trên ngực giữ yên nhất có thể (lồng ngực không di chuyển).
- Nín thở, tạm dừng khoảng 1-2 giây.
- Từ từ thở ra bằng miệng. Siết chặt cơ bụng (hóp bụng) khi thở ra, sao cho bàn tay đặt trên ngực được giữ yên nhất có thể, bàn tay dưới xương sườn được hạ thấp.
- Làm điều này vài lần cho đến khi bạn có một nhịp điệu êm dịu.
- Cố gắng hít thở sâu trong 10 phút hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thư giãn hơn. Dần dần thực hiện theo cách của bạn lên đến 15-20 phút.
Cách tập hít thở sâu
Kỹ thuật thở 4-7-8: Một cách tập hít thở sâu giúp dễ ngủ, tốt cho phổi
Có một cách tập hít thở sâu khác là kỹ thuật thở 4-7-8. Vai trò chủ yếu của cách thở này đó là giúp con người dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Nhưng nó cũng phần nào đó tốt cho phổi của chúng ta. Cách thực hiện như sau:
- Nằm xuống ở tư thế thoải mái nhất, để cơ thể được thư giãn hoàn toàn.
- Mím môi lại và hít vào bằng mũi, cùng lúc đếm đến 4.
- Giữ hơi thở để đếm đến 7 (phần quan trọng nhất của kỹ thuật thở 4-7-8).
- Thở ra hoàn toàn bằng miệng trong khi đếm đến 8.
- Sau đó lặp lại quá trình trên để được thêm một chu kỳ hít thở mới. Làm đi làm lại tối thiểu từ 4-8 chu kỳ như vậy.
Một số lưu ý cần biết trong quá trình tập hít thở sâu
- Bạn nên thêm “hình ảnh” vào nhịp thở của bạn. Khi bạn hít vào, hãy tưởng tượng rằng không khí bạn đang hít thở lan tỏa sự thư thái và tĩnh lặng khắp cơ thể.
- Thời gian đầu khi mới tập, bạn chỉ nên thực hiện 5 phút mỗi ngày. Sau đó, bạn có thể tăng dần thời gian tập luyện. Hãy biến việc hít thở sâu thành 1 thói quen của mình.
- Khi tập, bạn nên kết hợp với việc nghe nhạc nhẹ nhàng, dùng mùi hương thơm dịu… Điều đó sẽ giúp làm tăng hiệu quả thư giãn tinh thần của bài tập hít thở sâu.
Cuối cùng, bên cạnh việc tập hít thở sâu, bạn hãy kết hợp thêm các biện pháp có ích cho sức khỏe. Đó là tăng cường tập thể dục mỗi ngày, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái. Nếu mắc các bệnh lý tại phổi như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, dùng thêm BoniDetox để giải độc và tăng cường sức khỏe cho phổi.
XEM THÊM: