Tìm hiểu hội chứng tăng thông khí

Nội dung chính

 

   Khi chúng ta đột ngột vận động mạnh trong một khoảng thời gian, nhịp thở sẽ tăng lên tương ứng để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là tình trạng tăng đồng thời cả việc hít vào và thở ra. Còn nếu bạn hít vào chậm mà thở ra nhanh bất thường thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng tăng thông khí.

 

Hội chứng tăng thông khí là gì?

 

Hội chứng tăng thông khí là gì?

   Hội chứng tăng thông khí là hiện tượng mà một người bị mất cân bằng trong quá trình hít và thở. Cụ thể, họ có xu hướng thở ra nhiều hơn hít vào.

   Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại, cơ thể dễ thiếu hụt một lượng lớn CO2. Hậu quả là họ bị khó thở, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, thậm chí là dẫn tới co thắt cơ nghiêm trọng và bất tỉnh.

 

Nguyên nhân gây hội chứng tăng thông khí

   Hội chứng tăng thông khí thường xảy ra do những nguyên nhân bao gồm:

  • Chứng rối loạn lo âu, ám ảnh sợ đặc hiệu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây hội chứng tăng thông khí. Nó được xem là phản ứng của cơ thể đối với các trạng thái cảm xúc lo lắng, hoảng loạn, tức giận hay căng thẳng kéo dài.
  • Rối loạn thần kinh tim: Làm tim đập nhanh, trống ngực, chóng mặt… nhưng đi khám lại không có tổn thương nào. Chính tình trạng lo lắng về rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân dẫn tới hội chứng tăng thông khí. Khi họ lo lắng và để ý thái quá về tình trạng hô hấp của mình, cảm thấy thiếu oxy để thở nên sẽ cố gắng thở nhanh và sâu hơn để lấy đủ oxy.
  • Các bệnh về phổi như nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn, giãn phế quản, tắc mạch phổi, ứ khí phổi…
  • Nhiễm toan ceton.
  • Chấn thương vùng đầu, tổn thương cầu não, hành não và trung não, chấn thương sọ não, áp lực nội sọ.
  • Mang thai: Khi có bầu, cơ thể sẽ tăng progesterone. Hormone này kết hợp với estrogen làm người mẹ nhạy cảm với tình trạng hạ oxy máu và gây ra hội chứng tăng thông khí.

 

Các triệu chứng của hội chứng tăng thông khí là gì?

 

Các triệu chứng của hội chứng tăng thông khí

   Hội chứng tăng thông khí được chia thành hai loại là tăng thông khí hàng ngày và tăng thông khí đột ngột:

  • Tăng thông khí hàng ngày biểu hiện chủ yếu qua dấu hiệu thở nhanh nên thường khó được nhận biết.
  • Tăng thông khí đột ngột thường xảy ra nhanh chóng với những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Người bệnh xuất hiện cảm giác khó chịu, đau nhức một số bộ phận trên cơ thể như bụng, ngực… Tuy nhiên, biểu hiện của hội chứng tăng thông khí do nguyên nhân ở phổi có thể kéo dài 20-30 phút với các biểu hiện như:
  • Thở gấp gáp, hít vào quá nhiều không khí dẫn đến đầy hơi, ợ hơi, vùng bụng nặng nề, đau ngực,tức ngực, thở khò khè.
  • Giảm lượng canxi, CO2 trong máu, gây ra những triệu chứng về thần kinh như: Tê ngứa bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng; tay và chân co thắt hoặc chuột rút, co giật cơ.
  • Về mặt cảm xúc, người bệnh thường xuyên lo âu, bất an, cảm giác hồi hộp dễ căng thẳng, tim đập nhanh và mạnh.
  • Khô miệng.
  • Cảm giác chóng mặt, đầu váng vất mơ hồ lẫn lộn, khó giữ cân bằng.

 

Người bị tăng thông khí dễ chóng mặt, choáng váng

 

   Ngoài ra, người bệnh còn một số triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Vã mồ hôi, run rẩy, kiệt sức
  • Thường xuyên thở dài hoặc ngáp
  • Nhiễm trùng, chảy máu
  • Suy giảm thị lực như nhìn mờ, nhìn thấy ảo ảnh.
  • Khó tập trung, suy giảm trí nhớ, thường hay nhầm lẫn.
  • Ngất xỉu

   Hội chứng tăng thông khí không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như rối loạn thần kinh tim, nhiễm toan ceton, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn… trở nặng sẽ rút ngắn thời gian sống.

 

Điều trị hội chứng tăng thông khí như thế nào?

   Mục tiêu của điều trị hội chứng tăng thông khí là tăng lượng khí cacbonic trong cơ thể và làm chậm nhịp thở bằng cách:

  • Giữ tâm lý bình tĩnh, tránh hoảng sợ: Bạn nên trao đổi trước với người thân và đồng nghiệp, nhờ họ hỗ trợ bằng cách vỗ nhẹ nhàng lên lưng khi xuất hiện hiện tượng này.
  • Học cách kiểm soát hơi thở và thở chậm lại: Bạn nên luyện tập hít thở có kiểm soát bằng cách hít vào từ từ đầy phổi, giữ không khí trong phổi 5 giây rồi thở ra từ từ. Kỹ thuật này vừa cải thiện tình trạng tăng thông khí, vừa giúp tâm lý ổn định trở lại.
  • Thở qua từng lỗ mũi: Bạn khép kín miệng, dùng ngón tay bịt một bên mũi và xen kẽ hơi thở đổi bên qua từng lỗ mũi. Kỹ thuật này sẽ giúp không khí được đưa ra ngoài chậm hơn.
  • Sử dụng túi giấy để thở: Bạn nên chuẩn bị sẵn một túi giấy bên người. Khi xuất hiện hội chứng tăng thông khí, bạn lấy túi giấy che nhẹ vùng miệng và mũi, thở vào để lưu lại khí CO2 trong túi. Sau đó, bạn hãy hít thở 12 lần với túi và 12 lần ở ngoài không khí.

 

Người bị tăng thông khí nên hít thở có kiểm soát

 

   Ngoài ra, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp giúp cải thiện tăng thông khí lâu dài như:

  • Giảm căng thẳng, stress: Hạn chế mọi tác nhân gây stress trong cuộc sống, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Bạn nên áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần như: Thiền định, yoga, khí công…
  • Châm cứu trị liệu: Châm cứu đả thông kinh mạch giúp giảm bớt phần nào sự lo lắng và mức độ nghiêm trọng của việc thở nhanh.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: Các bài tập thể dục như đi bộ nhanh, chạy và hít thở bằng mũi giúp hạn chế tăng thông khí.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nguyên nhân (nếu có): Đối với các bệnh ở phổi như phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, giãn phế quản… ngoài việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên dùng thêm BoniDetox của Mỹ để giải độc và tăng cường chức năng phổi.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thông tin cơ bản về hội chứng tăng thông khí. Tuy chúng không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng, nhưng một số nguyên nhân gây tăng thông khí lại rất nguy hiểm. Do vậy, nếu gặp tình trạng này, bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà