Tổng quan về albuterol: Tác dụng, chỉ định, cách sử dụng thuốc

Nội dung chính

 

   Người bị bệnh đường hô hấp mãn tính dễ gặp những cơn co thắt phế quản, khiến họ bị khó thở, sức khỏe giảm sút và nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, người bệnh thường được kê thuốc giãn phế quản, điển hình là albuterol. Vậy cụ thể, loại thuốc này có tác dụng như thế nào? Chỉ định và cách sử dụng ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Tác dụng của thuốc albuterol là gì?

 

Tác dụng của thuốc albuterol

   Albuterol còn có tên gọi khác là salbutamol – một thuốc giúp giãn cơ trơn phế quản nhờ tác động lên thụ thể beta-2 adrenergic, tăng lưu thông khí đến phổi. Đây là tác dụng chính quyết định đến chỉ định của albuterol.

   Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng ức chế các tế bào, đặc biệt là tế bào mast giải phóng các chất trung gian hóa học, giúp giảm viêm nhiễm trong các bệnh tự miễn. 

 

Chỉ định của thuốc albuterol

   Nhờ tác dụng giãn phế quản, albuterol được chỉ định điều trị và phòng ngừa co thắt phế quản ở những bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn đường thở có hồi phục, bao gồm cả co thắt phế quản do gắng sức. Đối tượng sử dụng thường là bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

   Ngoài ra, albuterol còn có chỉ định điều trị hỗ trợ chứng tăng kali huyết.

 

Thuốc albuterol được chỉ định điều trị và dự phòng co thắt phế quản

 

Chống chỉ định của albuterol

   Những đối tượng chống chỉ định với albuterol là người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc protein sữa.

   Ngoài ra, một số đối tượng sau đây cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

– Trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi.

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

– Người có hàm lượng kali trong máu thấp.

– Người bị cao huyết áp hay mắc bệnh tiểu đường.

– Người mắc bệnh động kinh.

– Người bị cường giáp hoặc suy giáp.

– Người có bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim hay suy tim sung huyết.

 

Albuterol có những dạng thuốc nào?

   Albuterol được bào chế thành nhiều dạng với hàm lượng khác nhau:

– Với dạng hít: Có dạng nang bột hít và dạng khí dung. Một ống hít dạng khí dung cung cấp 90 mcg/lần sử dụng, tương đương với 108 mcg albuterol sulfate.

– Dạng viên nén: Albuterol thường có hàm lượng 2 mg và 4 mg. Ngoài ra, thuốc còn có dạng viên nén giải phóng kéo dài 4 mg và 6 mg.

 

Albuterol có nhiều dạng bào chế khác nhau

 

– Dạng dung dịch khí dung có các hàm lượng như 0,083%, 0,5%, 0,63 mg/ 3mL và 1,25mg/ 3 mL.

– Dạng siro uống nồng độ 2 mg/ 5mL.

   Với mỗi dạng bào chế, cách sử dụng albuterol cũng khác nhau.

 

Cách sử dụng và liều lượng của thuốc albuterol

   Để sử dụng thuốc albuterol đạt hiệu quả nhất, bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

– Với dạng thuốc đường uống: Cần dùng đúng liều lượng, không được tự ý tăng hay giảm liều.

– Với dạng hít: Cần nắm vững cách sử dụng bình xịt, máy phun khí dung.

   Tùy vào mức độ co thắt phế quản cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng albuterol phù hợp.

Đối với người trưởng thành

   Các mức liều lượng được khuyến cáo như sau:

– Để giảm nhanh triệu chứng: Sử dụng albuterol dạng dung dịch khí dung 2.5mg dùng 2-3 lần một ngày.

– Đối với thuốc hít dạng bột và dạng xịt: Liều dùng là một hoặc hai nhát 90 mcg sau mỗi 5-6 giờ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, nhưng không nên dùng quá 12 nhát trong vòng 24 giờ.

 

Người bệnh cần dùng albuterol đúng theo chỉ định của bác sĩ

 

– Đối với dạng viên nén và siro: Nên dùng 2- 4mg mỗi 6- 8 giờ, không nên dùng quá 32mg trong một ngày.

– Viên nén giải phóng kéo dài: Nên dùng với liều lượng 4mg hoặc 8mg mỗi 12 giờ và không quá 32 mg/ngày.

– Để điều trị co thắt phế quản cấp tính hoặc nghiêm trọng: Nên sử dụng dung dịch khí dung với nồng độ 2,5- 5 mg mỗi 20 phút trong ba chu kỳ, sau đó lặp lại điều trị bằng máy khí dung 2,5- 10 mg mỗi 1- 4 giờ trong trường hợp cần thiết. Còn khi điều trị bằng ống hít có định lượng, phương pháp tiêu chuẩn là dùng 4 đến 8 nhát 90 mcg mỗi 20 phút trong 4 giờ, sau đó tiếp tục 4 đến 8 nhát mỗi 1 đến 4 giờ nếu cần.

– Đối với co thắt phế quản do tập thể dục: Nên điều trị bằng dung dịch khí dung hoặc ống hít định lượng dạng bột trước khi tập luyện thể dục 15-20 phút, liều khuyến cáo là 2 nhát 90 mcg sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện.

Đối với trẻ em

– Dạng khí dung: Nếu mục đích để kiểm soát cơn hen và giảm các cơn co thắt phế quản, cha mẹ nên cho bé hít 1 lần trước khi tập luyện. Còn với liều điều trị, phụ huynh cần xịt cho bé từ 3 – 4 lần mỗi ngày.

– Dạng phun sương: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng liều tấn công 2,5 mg, sau đó tăng lên 5mg và dùng 4 lần/ngày.

 

Liều lượng albuterol đối với trẻ em cũng khác nhau giữa mỗi dạng bào chế

 

– Dạng bột: Sử dụng 200mg trước khi con tập thể dục để kiểm soát cơn hen suyễn, ngăn ngừa co thắt phế quản.

– Dạng siro: Với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên cho bé uống mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 5ml. Đối với bé từ 6 – 12 tuổi, các mẹ cũng cho uống 3 – 4 lần mỗi ngày nhưng liều lượng có thể từ 2,5 – 5ml.

– Dạng viên nén albuterol giải phóng kéo dài:

+ Trẻ dưới 6 tuổi không được khuyến cáo sử dụng.

+ Trẻ từ 6 đến 12 tuổi liều khuyến cáo là 4 mg mỗi 12 giờ, không vượt quá 24 mg trong 24 giờ.

+ Với bệnh nhi trên 12 tuổi, 8mg uống mỗi 12 giờ là liều khuyến cáo.

 

Tác dụng phụ của thuốc albuterol

   Tác dụng không mong muốn của thuốc albuterol bao gồm:

– Trên tim mạch: Đau ngực, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.

– Trên hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón.

– Trên hệ thần kinh: Nhức đầu hay đau nửa đầu, chóng mặt, cảm thấy run rẩy hoặc lo lắng.

– Trên hô hấp: Ho khan có đờm hay không có đờm, đau họng, đau xoang, sổ mũi hay nghẹt mũi.

 

Tác dụng phụ của thuốc albuterol là dễ gây ho

 

– Trên da: Dị ứng gây phát ban, ngứa ngáy.

   Ngoài ra, albuterol còn gây đau lưng, nhức mỏi cơ thể, viêm tai giữa… Bệnh nhân cần thông báo sớm cho bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng phụ nêu trên để có hướng xử trí kịp thời.

 

Tương tác thuốc albuterol

   Thuốc albuterol không chỉ có nhiều tác dụng phụ mà còn dễ gây tương tác với các loại thuốc khác, điển hình là:

– Các loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm hay thuốc ức chế monoamin oxydase: Tăng thêm tác dụng phụ của albuterol trên tim mạch.

– Các thuốc tim mạch: Một số thuốc dành cho bệnh tim mạch có tương tác với albuterol, gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

– Thuốc chẹn beta như propranolol: Dễ gây cơn co thắt phế quản, làm giảm tác dụng của albuterol.

   Tốt nhất, trước khi sử dụng albuterol, người bệnh nên nói với bác sĩ về các thuốc đang dùng để tránh xuất hiện những tương tác đáng tiếc.

 

Albuterol dễ gây tương tác với nhiều loại thuốc khác

 

Cách bảo quản thuốc albuterol

   Albuterol nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn không nên để thuốc trong phòng tắm, nơi ẩm ướt hay trong tủ lạnh. Lưu ý, bạn cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

   Tác dụng của albuterol là giúp giãn phế quản, giải quyết tình trạng khó thở cho bệnh nhân hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, thuốc này không tác động đến nguyên nhân gây bệnh, vì vậy các cơn co thắt phế quản vẫn sẽ tái diễn sau đó, khiến bệnh nhân phải dùng thuốc nhiều lần hơn. Điều ngày càng làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

   Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng albuterol hay các loại thuốc tây khác theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh phổi mãn tính nên sử dụng thêm sản phẩm từ thiên nhiên để giải quyết nguyên nhân gốc rễ, ngăn ngừa cơn co thắt phế quản tái phát. Và BoniDetox sẽ giúp họ thực hiện điều đó!

 

BoniDetox – Bí quyết giúp xua tan nỗi lo cơn co thắt phế quản tái phát

   Khoa học hiện đại đã phát hiện ra nguyên nhân hình thành và làm nặng hơn mức độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn chính là nhiễm độc phổi. Đây cũng là thủ phạm khiến cơn co thắt phế quản tái phát liên tục, gây ra các triệu chứng ho, đờm, khó thở dai dẳng.

   Tác nhân làm phổi bị nhiễm độc thường là khói thuốc lá, bụi, khí thải, vi khuẩn, virus… Chúng bám chặt vào các tế bào trong phổi, gây viêm, tăng tiết đờm nhầy, làm rối loạn chức năng phổi, khiến các tế bào ở cơ quan này bị tổn thương và dẫn hình thành bệnh phổi mãn tính.

   BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp giúp giải độc phổi với cơ chế toàn diện nhất hiện nay nhờ sự kết hợp đột phá của các thảo dược tự nhiên, đó là:

– Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương: Xuyên tâm liên, lá Ô liu, cam thảo Italia, hoàng cầm.

– Nhóm thảo dược giúp tăng cường hệ thống phòng thủ, bảo vệ phổi hiệu quả: Xuyên bối mẫu, cúc tây.

 

Công dụng của BoniDetox

 

– Nhóm thảo dược tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đờm, khó thở của người bệnh.

– Thảo dược giúp giảm nguy cơ ung thư phổi là Fucoidan. Đây là thành phần chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen, từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả.

   Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox vừa giúp giải độc phổi từ bên trong, vừa giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây bệnh mới, đồng thời giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi hiệu quả. Khi lá phổi khỏe mạnh, các cơn co thắt phế quản sẽ được ngăn ngừa, tình trạng ho, đờm, khó thở cũng được cải thiện rõ rệt, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết thêm nhiều thông tin về thuốc albuterol. Để hạn chế việc phải sử dụng nhiều thuốc tây y, tránh tác dụng phụ, sử dụng BoniDetox là giải pháp hoàn hảo dành cho người mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà