Trái gió trở trời, nhiều người khổ vì viêm mũi xoang

Nội dung chính

 

   Thời gian gần đây, Hà Nội trái gió trở trời, nhiệt độ chênh lệch khá lớn giữa ban ngày và ban đêm. Thêm vào đó, tình trạng ô nhiễm không khí nặng vô tình tạo điều kiện khởi phát các vấn đề về đường hô hấp, điển hình là viêm mũi xoang. Vậy có cách nào phòng ngừa tình trạng này hay không?    

 

Viêm mũi xoang khi trái gió trở trời phải làm sao?

 

Trái gió trở trời và ô nhiễm không khí làm ca bệnh đường hô hấp gia tăng

   Thời gian gần đây, Hà Nội liên tục trong top 3 thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới với chỉ số AQI trên 204, mức cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới và UBND TP Hà Nội cho rằng, hơn 40% dân số thành phố đang phơi nhiễm với nồng độ bụi PM 2.5, cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia. Chỉ số này cũng cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định.

   Chưa dừng lại ở đó, thời tiết thay đổi, nhiệt độ thất thường, nắng mưa đột ngột càng tạo điều kiện phát tán các loại bụi trong không khí. Đây cũng là cơ hội tốt cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển rầm rộ.

   Hậu quả là mỗi năm, Hà Nội có thêm hơn 1.000 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 trường hợp bệnh hô hấp, lần lượt chiếm 1,2% và 2,4% tổng số ca bệnh.

   Các chuyên gia ước tính, khoảng 30% trường hợp tử vong do ung thư phổi liên quan đến ô nhiễm không khí. Còn với bệnh lý hô hấp, có đến 43% trường hợp tử vong.

   Thực tế, ghi nhận tại các bệnh viện hơn một tuần qua, số người già, trẻ nhỏ nhập viện do ho, khó thở tăng 10-15% ngày thường, có nơi tăng gấp rưỡi. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu do hen, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp. Một số trường hợp khác đến khám do viêm mũi dị ứng, viêm họng, sốt, ho, chảy mũi, viêm mũi xoang… Trong đó, xoang mũi là bệnh lý khá phổ biến.

 

Viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến

 

Tại sao nhiều người bị viêm mũi xoang khi thời tiết thay đổi?

   Nhiệt độ Hà Nội tăng đột ngột từ sáng đến trưa, giảm mạnh về đêm kèm ô nhiễm không khí khiến nhiều người bị viêm xoang, tắc mũi, khó thở.

   Có thể kể đến là trường hợp chị Loan, 30 tuổi. Hai tuần nay, chị liên tục mất ngủ vì chứng viêm mũi xoang. Ngoài việc sử dụng kháng sinh liều cao, chị còn mua nhiều loại nước rửa mũi và xịt mũi để giảm tình trạng ngứa, khó thở.

   Chị chia sẻ, cứ khoảng 8-10h sáng là xoang khó chịu nhất, vừa nhức đầu, lại còn nhức giữa hai chân mày, hai mắt và vùng gáy. Chị phải đi làm bằng taxi để tránh tiếp xúc với khói bụi. Túi xách lúc nào cũng có cuộn giấy lau mũi.

   Con gái 4 tuổi của chị cũng ốm thường xuyên, sổ mũi, thở khò khè phải dùng kháng sinh. Khi ngủ, hai mẹ con không dám nằm nghiêng, phải kê gối cao gấp đôi mới dễ thở.

   Một trường hợp khác là anh Tài, 30 tuổi, bị viêm mũi xoang nhiều năm. Anh nói “mũi là cái máy dự báo thời tiết”, bởi cứ lạnh là đau họng, nghẹt mũi, đau nhức đầu, đặc biệt vào đêm. Ở nhà, anh bật máy lọc không khí, ra đường thì đeo hai lớp khẩu trang. Anh phải chấp nhận sống chung với bệnh, vào mùa thì nó đến, hết mùa nó đi, có điều trị cũng tái phát.

 

Nhiều người chấp nhận sống chung với viêm mũi xoang

 

Viêm mũi xoang là bệnh như thế nào?

   PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, viêm mũi xoang là hiện tượng viêm niêm mạc mũi và hệ thống xoang mặt, làm niêm mạc mũi xoang xung huyết, phù nề. Các lỗ thông xoang bị tắc, không còn chức năng dẫn lưu và vận chuyển niêm dịch. Tình trạng này làm người bệnh bị hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch, điếc mũi, đau ở trán hay hốc mắt, đau tai…

   Khoảng 30-40% số bệnh nhân khám tai mũi họng bị viêm mũi xoang. Trong đó, 85% bệnh nhân điều trị ngoại trú. Bệnh chủ yếu ở người lớn, tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm mũi xoang.

   Nguyên nhân gây viêm mũi xoang thường do viêm nhiễm (vi khuẩn, virus), dị ứng, chấn thương, ô nhiễm môi trường, hóa chất… Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khiến dịch acid đi lên vùng mũi xoang cũng gây viêm.

   Phản ứng viêm ở viêm mũi xoang có thể là viêm cấp (dưới 4 tuần), bán cấp (8 – 12 tuần) hoặc viêm mạn tính (trên 12 tuần).

  • Viêm xoang cấp xảy ra sau khi bệnh nhân bị viêm mũi họng hoặc cảm cúm khoảng một tuần. Lúc này, người bệnh sốt trở lại, chảy nước mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi, ho, đau nhức mặt và đau đầu.
  • Viêm mũi xoang mạn là tình trạng viêm kéo dài trên 12 tuần. Bệnh nhân thường xuyên chảy dịch xuống họng, ngạt tắc mũi từng lúc hoặc thường xuyên, giảm khứu giác.

 

Viêm mũi xoang do vi khuẩn, virus, ô nhiễm môi trường gây ra

 

   Viêm mũi xoang thường không tự khỏi, sẽ diễn biến thành viêm mũi xoang mạn hoặc gây các biến chứng như:

  • Tại mắt: Viêm kết mạc, viêm bờ mi, áp xe tuyến lệ, viêm tấy tổ chức liên kết hốc mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
  • Ở tai: Viêm tai giữa.
  • Đường hô hấp: Viêm phế quản, giãn phế nang không hồi phục.
  • Một số biến chứng khác: Viêm thận, khớp, biến chứng nội sọ, biến chứng xương.

 

Cách phòng bệnh viêm mũi xoang

   Để phòng bệnh viêm mũi xoang bạn nên:

  • Sử dụng khẩu trang khi ra đường.
  • Dùng đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá…
  • Nên giữ ấm khi đi ngoài trời mưa, lạnh, tránh bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang.
  • Vệ sinh mũi, họng thường xuyên với dung dịch nước muối sinh lý.
  • Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ hoặc lúc ngồi làm việc.
  • Điều trị các ổ viêm nhiễm của răng, hội chứng trào ngược.
  • Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái.
  • Tăng cường thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Bổ sung đủ nước, vitamin và khoáng chất, ăn đa dạng các loại rau đủ màu sắc xanh đỏ, tím, vàng.
  • Tập luyện thể thao và tắm nắng thường xuyên.
  • Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Trường hợp bé chuyển nặng như sốt cao liên tục không hạ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, cần đưa đến viện khám và điều trị kịp thời.
  • Cho trẻ tiêm vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Người cao tuổi nên hạn chế đến nơi đông người. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị ngay, tránh bệnh chuyển biến thành viêm mũi xoang.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về nỗi khổ viêm mũi xoang do thời tiết thay đổi và ô nhiễm không khí gây ra. Bệnh này dễ tái phát và tiến triển nặng thành các biến chứng. Vì vậy, tốt nhất ngay từ đầu, các bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa viêm mũi xoang. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044