Tức ngực khó thở là bệnh gì?

Nội dung chính

 

   Tức ngực khó thở là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, thường gặp ở người lớn tuổi. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời. Vậy tức ngực khó thở là triệu chứng của những bệnh lý gì? Chúng ta phải làm gì khi bị tức ngực khó thở? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

 

Tức ngực khó thở do nguyên nhân gì?

 

Tức ngực khó thở là triệu chứng của bệnh lý gì?

   Nếu cơn đau tức ngực của bạn chỉ diễn ra trong thoáng chốc và không gặp lại thì triệu chứng này thường không đáng lo. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác nếu tình trạng tức ngực khó thở lặp đi lặp lại với cường độ tăng dần. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Bệnh lý ở phổi.
  • Bệnh lý ngoài phổi như các bệnh tim mạch, bệnh ở thành ngực.

Bệnh lý tại phổi

   Các bệnh lý tại phổi gây triệu chứng tức ngực, khó thở là:

Viêm phổi

   Khi bệnh nhân bị viêm phổi, các phế nang – được biết là các túi khí dự trữ oxy cho cơ thể bị nhiễm trùng và chứa đầy dịch mủ. Các phế nang bị viêm và có nhiều dịch mủ dẫn tới triệu chứng tức ngực và khó thở. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao, đổ mồ hôi và ớn lạnh.
  • Ho, ho khan hoặc ho có đờm.
  • Mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
  • Nét mặt tím tái do thiếu oxy.
  • Ngoài ra, một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn là: ho ra máu, đau đầu, đau khớp, lú lẫn hoặc thay đổi ý thức ở người cao tuổi.

 

Viêm phổi gây tức ngực khó thở.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là bệnh lý đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí do đường thở bị hẹp lại. COPD bao gồm:

  • Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm trong một thời gian dài. Do đó, bệnh nhân có các triệu chứng: Ho khạc đờm thường xuyên, sổ mũi, ớn lạnh, hơi sốt nhẹ, khò khè,…
  • Khí phế thũng (giãn phế nang): Các phế nang (túi khí) mất hoặc giảm khả năng co bóp, bị thu hẹp, kéo dài hoặc thổi phồng quá mức. Từ đó, bệnh nhân bị giảm chức năng hô hấp gây ra tức ngực khó thở. Các phế nang bị tổn thương có thể không phục hồi được.

   Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do phổi bị nhiễm độc bởi các yếu tố như: Hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc, ô nhiễm không khí do khói bụi, khí đốt,…

   Do đó, để phòng bệnh COPD hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân nên chú ý một số điều sau:

  • Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi mịn, khói bụi,…
  • Cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách trồng nhiều cây xanh quanh nhà, sử dụng máy lọc không khí,…
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi. BoniDetox là sản phẩm có công thức toàn diện gồm:
  • Nhóm thảo dược giải độc phổi: Baicalin, cam thảo Ý, xuyên tâm liên, lá ô liu.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây độc mới: Cúc tây, xuyên bối mẫu.
  • Nhóm thảo dược cải thiện triệu chứng của ho – đờm – khó thở: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh.
  • Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.

 

BoniDetox từ Mỹ giúp giải độc phổi

 

U phổi

   U phổi là tình trạng mô phổi tích tụ bất thường, có thể do các tế bào phân chia quá nhanh hoặc không chết như bình thường. Có 2 loại u phổi:

  • U phổi lành tính: U phổi lành tính thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị ho nhẹ kéo dài, tức ngực khó thở,…
  • U phổi ác tính (hay còn gọi là ung thư phổi): Bệnh nhân bị ho, có thể có máu trong đờm, tức ngực khó thở, khàn giọng, sụt cân,…

 

Viêm màng phổi

   Viêm màng phổi là tình trạng lớp màng bao quanh phổi bị tổn thương, sưng viêm và gây ra các cơn đau nhói ở giữa ngực.

   Bệnh nhân viêm màng phổi có các triệu chứng sau:

  • Sốt, cảm lạnh, ớn lạnh bất thường.
  • Ho khan kéo dài.
  • Thường xuyên đau, tức ngực khó thở.
  • Cơ thể mệt mỏi.

   Khi phát hiện các dấu hiệu này, bệnh nhân nên sớm đi thăm khám để tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tràn khí màng phổi

   Tràn khí màng phổi là bệnh lý trong khoang màng phổi bị tích tụ khí làm cho phổi bị xẹp thụ động, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể.

   Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi có thể có các triệu chứng như:

  • Đau, tức ngực khó thở đột ngột, đau tăng lên khi hít thở.
  • Ho, đau vai, đau nhói giữa hai bả vai.
  • Tái xanh người, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, nông, huyết áp tụt,…

   Bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp mãn tính COPD, hen phế quản, lao phổi, bụi phổi,… có nguy cơ cao bị tràn khí màng phổi.

    Để phòng ngừa tràn khí màng phổi, bạn nên:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Vệ sinh chăn chiếu, vật dụng trong nhà để loại bỏ tác nhân gây ô nhiễm.
  • Có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để nâng cao thể trạng.
  • Giải độc phổi, phục hồi và bảo vệ chức năng hô hấp bằng BoniDetox.

Bệnh lý ngoài phổi

   Các bệnh lý ngoài phổi gây triệu chứng tức ngực khó thở là:

Bệnh mạch vành

   Đây là tình trạng trong lòng động mạch có các mảng xơ vữa, làm cản trở quá trình lưu thông máu. Hậu quả là khiến cho tế bào cơ tim bị thiếu oxy, dẫn tới tình trạng tức ngực khó thở kèm theo các cơn đau nhói ở tim.

 

Bệnh mạch vành gây tức ngực, khó thở và các cơn đau nhói ở tim.

 

   Trong các dạng của bệnh mạch vành thì nhồi máu cơ tim là bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh này có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Bóc tách động mạch chủ

  Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể, có trách nhiệm cung cấp máu đến các cơ quan.

   Bóc tách động mạch chủ là hiện tượng lớp nội mạc của động mạch chủ bị rách. Đây là yếu tố thuận lợi cho máu len lỏi vào bên trong, từ đó dẫn đến thiếu máu cục bộ và nghiêm trọng hơn có thể gây vỡ động mạch chủ.

   Những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý này là đau tức ngực khó thở, choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến suy tim cấp thậm chí tử vong.

Trào ngược dạ dày thực quản

  Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch vị dạ dày, pepsin hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này là do suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị cơ hoành, tăng áp lực ở ổ bụng hoặc ứ đọng thức ăn tại dạ dày.

   Ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện triệu chứng tức ngực khó thở do:

  • Acid trong dịch vị dạ dày trào lên và kích thích niêm mạc thực quản.
  • Thức ăn bị kéo lên vòm họng, đường thông khí đồng thời cũng bị tắc, gây ra cảm giác khó thở, tức ngực;

   Ngoài ra, các triệu chứng đặc trưng của bệnh này là ợ chua, ợ nóng, đau tức vùng thượng vị,…

   Ngoài các bệnh lý trên, tức ngực khó thở còn do:

  • Chấn thương ngực.
  • Các bệnh liên quan đến thần kinh liên sườn.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

 

Nên làm gì khi bị tức ngực khó thở?

   Khi bị tức ngực khó thở, bạn nên:

  • Dừng ngay các việc đang làm và nghỉ ngơi, không gắng sức hay làm việc nặng nhọc.
  • Nếu bị tức ngực khó thở khi tập luyện, làm việc, bạn cần giảm cường độ vận động sau đó.
  • Nếu các cơn đau, tức ngực khó thở xảy ra thường xuyên thì bạn cần đến ngay các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, không nên chủ quan.
  • Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh của mình, người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

 

Đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

 

   Mong rằng với bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi “tức ngực khó thở là bệnh gì?”. Bạn không được chủ quan khi gặp triệu chứng này. Nếu bạn bị tức ngực khó thở do các nguyên nhân tại phổi, bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, bạn nên sử dụng thêm BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044