Nội dung chính
Bệnh ung thư phổi thường có diễn tiến âm thầm và tiên lượng xấu. Ở nước ta, nó là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau ung thư gan. Bởi mức độ nguy hiểm của nó mà không ít người lo lắng, bệnh này sẽ di truyền cho con cái. Vậy thực tế, ung thư phổi có di truyền không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!
Ung thư phổi có di truyền không?
Ung thư phổi là bệnh như thế nào?
Ung thư phổi là bệnh lý mà các tế bào trong nhu mô phổi tăng sinh mất kiểm soát. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở cả 2 giới. Ước tính mỗi năm, có khoảng 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ung thư phổi.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do khói thuốc lá. Các triệu chứng của ung thư phổi thường không điển hình, bao gồm:
- Ho kéo dài không khỏi
- Ho ra máu
- Đau ngực
- Khó thở
- Gầy sút cân, mệt mỏi.
Bệnh này tiến triển âm thầm, thường khó phát hiện do người bệnh chủ quan. Hơn 50% trường hợp bệnh nhân khi chẩn đoán đã ở giai đoạn di căn, tức các tế bào ung thư đã lan tràn ở phổi và các cơ quan khác của cơ thể. Tiên lượng khả năng sống được 5 năm của các trường hợp này rất thấp, chỉ khoảng 6%.
Bởi mức độ nguy hiểm của ung thư phổi mà nhiều người lo sợ căn bệnh này sẽ di truyền cho con cái. Vậy thực tế điều đó có đúng không?
Bệnh ung thư phổi thường gây ho kéo dài, đau ngực, khó thở
Ung thư phổi có di truyền không?
Tế bào ung thư phát triển không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Phần lớn, chúng xuất hiện sau khi con người được sinh ra, sống và tiếp xúc với môi trường. Các tế bào này không di truyền được.
Tuy nhiên, trường hợp đột biến tế bào mầm thì sẽ di truyền được cho thế hệ sau. Tế bào mầm là các tế bào trứng và tinh trùng. Chúng kết hợp với nhau tạo thành gen của con cái. Nếu chúng bị đột biến, đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Theo nhóm nghiên cứu của Mỹ, Canada, Italy đăng trên Tạp chí Ung thư châu Âu năm 2012, những người có người thân cấp độ một (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh tăng khoảng 1,5 lần so với những người không có tiền sử gia đình.
Như vậy, ung thư phổi có thể di truyền được. Thực tế, có đến 8% các trường hợp ung thư phổi do di truyền. Các nhà khoa học đã xác định một số gen đột biến liên quan đến căn bệnh này bao gồm:
- Gen EGFR: Đột biến gen EGFR T790M ở tế bào dòng mầm làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt ở người không hút thuốc. Tuy đột biến này hiếm nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lên 31%.
- Gen TP53: Đây là gen ức chế khối u. Đột biến gen này ở các tế bào dòng mầm làm đứa trẻ sinh ra bị mất khả năng ức chế khối u. Theo đó, nguy cơ xuất hiện tế bào ung thư bao gồm ung thư phổi cao hơn. Bệnh cũng khởi phát sớm.
Đột biến gen ở tế bào mầm sẽ di truyền cho thế hệ sau, tăng nguy cơ ung thư phổi
- Gen BRCA: Đột biến gen BRCA ở tế bào dòng mầm thường được nhắc tới trong ung thư vú và buồng trứng di truyền. Tuy nhiên, những người mang đột biến gen này cũng có nguy cơ mắc một số loại ung thư khác như phổi, thận, gan.
Một số gen khác: HER2, YAP1, CHECK2… cũng có liên quan tới việc hình thành ung thư phổi.
Làm thế nào để xác định ung thư phổi do di truyền?
Hiện nay xét nghiệm di truyền đối với ung thư phổi còn rất hạn chế. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang gặp khó khăn và chưa có cách tốt để quản lý những người mang gen đột biến.
Thông thường để xác định ung thư phổi do di truyền, các chuyên gia thường dựa vào những đặc điểm sau:
- Nhiều thành viên cùng mắc một loại ung thư (nhất là những bệnh ung thư ít gặp)
- Ung thư ở độ tuổi trẻ hơn bình thường
- Một người mắc nhiều hơn 1 loại ung thư
- Ung thư ở cả hai cặp cơ quan (như cả hai lá phổi)
- Ung thư ở nhiều thế hệ (như ở ông, cha và con trai)
Tuy ung thư phổi do di truyền khó xác định nhưng như đã nói ở phần trên, đa số các tế bào ung thư phát sinh trong quá trình sống của mỗi người và không di truyền cho thế hệ sau. Vì vậy, dù bạn có người thân mắc ung thư phổi thì nguy cơ bạn gặp bệnh này chưa hẳn là cao. Tất nhiên, bạn vẫn nên cung cấp thông tin cho bác sĩ để được tư vấn tầm soát, phát hiện ung thư kịp thời.
Nếu có yếu tố nguy cơ, bạn nên khám sàng lọc ung thư phổi định kỳ
Cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi
Nguyên tắc trong việc phòng ngừa ung thư phổi là hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể. Cụ thể:
- Bỏ thuốc lá và tránh đến những nơi nhiều khói thuốc. Bạn hãy yêu cầu người thân trong gia đình bỏ thuốc lá, chọn những quán ăn, quán cafe cấm hút thuốc.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà ở, nơi làm việc thường xuyên.
- Đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ,… khi phải làm việc trong môi trường độc hại.
- Tăng cường sử dụng nhiều trái cây, rau quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đồng thời, bạn nên hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến, uống rượu bia,…
- Tập thể dục đều đặn, bổ sung vitamin D, lợi khuẩn, thải độc cơ thể.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính ở phổi như COPD, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn nếu có.
- Nếu phải tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm hoặc đang mắc các bệnh lý mãn tính ở phổi, bạn nên áp dụng biện pháp giải độc, tăng cường sức khỏe cho phổi bằng cách sử dụng BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox không chỉ giúp lọc sạch độc tố tích tụ trong phổi mà còn bảo vệ bộ phận này trước các tác nhân gây độc mới, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Đặc biệt, thành phần fucoidan trong BoniDetox giúp tiêu diệt tế bào đột biến, giảm nguy cơ ung thư phổi hiệu quả.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết ung thư phổi có di truyền không. Nếu có yếu tố nguy cơ, bạn nên thăm khám và sàng lọc ung thư định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu còn băn khoăn gì khác, mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 giờ hành chính để được tư vấn nhanh nhất, cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có di truyền không?
- Tìm hiểu về tình trạng hen suyễn do tập thể dục