Nội dung chính
Viêm phế quản và hen suyễn là hai bệnh mạn tính tại phổi thường gặp hiện nay. Hai bệnh lý này thường xuất hiện riêng lẻ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp được ghi nhận mắc cả hai bệnh lý này đồng thời. Tình trạng này được gọi là viêm phế quản dạng hen. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm phế quản dạng hen là gì? Những thông tin cơ bản cần biết
Viêm phế quản dạng hen là gì?
Viêm phế quản và hen suyễn đều là những bệnh lý có tình trạng viêm đường hô hấp. Trong đó, người mắc bệnh hen suyễn sẽ có thêm tình trạng tăng đáp ứng của phế quản đi kèm với viêm nhiễm. Khi tiếp xúc với các dị nguyên kích thích, phế quản của người bệnh sẽ bị co thắt, khiến đường thở bị thu hẹp.
Viêm phế quản lại có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính xảy ra sau khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Nếu được điều trị tốt, viêm phế quản cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu không được điều trị triệt để, bệnh thường xuyên tái phát và trở thành viêm phế quản mãn tính.
Hai bệnh lý này thường xảy ra riêng lẻ, nhưng cũng có khi chúng xảy ra một cách đồng thời. Trường hợp này được gọi là viêm phế quản dạng hen.
Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng viêm phế quản dạng hen, bao gồm:
- Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tại đường hô hấp.
- Hút thuốc lá và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông động vật, thực phẩm và các chất phụ gia…
- Ô nhiễm không khí tại nơi sống và nơi làm việc.
- Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
- Thay đổi thời tiết, tiếp xúc với không khí lạnh.
- Do sử dụng một số loại thuốc như: aspirin, thuốc chẹn beta giao cảm.
- Tập luyện gắng sức.
Nhiễm khuẩn hô hấp tác nhân gây viêm phế quản dạng hen
Triệu chứng viêm phế quản dạng hen là gì?
Viêm phế quản dạng hen sẽ mang những triệu chứng của cả viêm phế quản và hen suyễn. Các triệu chứng này gồm có:
- Ho nhiều, ho có đờm màu vàng, hoặc xanh.
- Khó thở, thở khò khè, hụt hơi, có tiếng huýt sáo khi thở.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Sốt nhẹ khoảng 38 độ C.
- Tức ngực, nặng ngực.
Trong trường hợp viêm phế quản dạng hen nặng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như: Móng tay ngả màu xanh do giảm nồng độ oxy trong máu, thay đổi về ý thức (thiếu tỉnh táo, mất ý thức), thở gấp, thở nặng nhọc, thậm chí là không thở được. Lúc này, nếu không được cấp cứu nhanh chóng, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
Chẩn đoán viêm phế quản dạng hen
Trong một số trường hợp, những biểu hiện đầu tiên của viêm phế quản dạng hen có thể giống với cảm lạnh. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu nặng dần lên. Khi gặp các triệu chứng của viêm phế quản dạng hen kể trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Các phương pháp chẩn đoán có thể kể đến như:
- Nghe tim – phổi để đánh giá sơ bộ chức năng hô hấp.
- Kiểm tra chức năng phổi (PFT): Đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế để xác định các chỉ số FVC, FEV1; đo khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch; đo dung tích phổi,…
- Chụp X-quang ngực để xác định tình trạng viêm phổi hoặc các dấu hiệu bất thường ở phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính CT-scan được sử dụng khi kết quả X-quang không thuyết phục.
- Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra lượng khí trong máu của bạn, như oxy và carbon dioxide.
Phương pháp đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung
Điều trị viêm phế quản dạng hen
Về cơ bản, phương pháp điều trị viêm phế quản dạng hen sẽ giống với việc điều trị từng bệnh lý đơn lẻ. Theo đó, các phương pháp điều trị gồm có:
- Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (như albuterol) giúp mở rộng đường hô hấp, nhằm cải thiện tình trạng khó thở, giảm đau ngực trong thời gian ngắn.
- Thuốc Corticosteroid dạng hít.
- Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài kết hợp với corticosteroid dạng hít nhằm kiểm soát và dự phòng tái phát.
- Thuốc kháng leukotriene.
- Thuốc chống dị ứng Cromolyn kết hợp với theophylin.
- Thuốc kháng cholinergic có tác dụng kéo dài.
- Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước.
Phòng ngừa viêm phế quản dạng hen tái phát
Vì mang đặc điểm của hen suyễn, nên viêm phế quản dạng hen cũng rất dễ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích. Do vậy, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, lau chùi các bề mặt dễ bám bẩn.
- Giặt giũ chăn chiếu, gối, ga trải giường thường xuyên để loại bỏ bọ mạt ký sinh.
- Không nuôi những loại động vật rụng nhiều lông như: chó, mèo, chim, chuột,…
- Không hút thuốc lá, tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc.
- Rửa tay thường xuyên để loại bỏ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Sử dụng máy lọc không khí, trồng cây xung quanh nhà để cải thiện chất lượng không khí.
- Sử dụng máy hút ẩm để tránh việc độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn, virus sinh sôi.
- Sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi làm việc hoặc đến những nơi ô nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với không khí lạnh.
- Không sử dụng các loại thực phẩm như: Động vật có vỏ (tôm, cua,…), bơ đậu phộng, thực phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh, đồ ăn quá mặn,…
Cùng với đó, bạn cũng nên sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp giải độc phổi, giảm ho đờm, khó thở, phục hồi và bảo vệ chức năng hô hấp cho người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
Sản phẩm BoniDetox của Mỹ
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý viêm phế quản dạng hen. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
XEM THÊM:
- Tổng hợp 5 bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp
- Béo phì – yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hô hấp của con người