Bệnh bụi phổi silic: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nội dung chính

 

   Bụi phổi silic thuộc nhóm bệnh nghề nghiệp rất nguy hiểm. Nó làm phổi xơ hóa không hồi phục, khiến người bệnh tử vong ở độ tuổi còn rất trẻ, khoảng 45-50 tuổi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này? Triệu chứng và cách phòng ngừa ra sao?

 

Bệnh bụi phổi silic là gì?

 

Bệnh bụi phổi silic là gì?

   Bụi phổi silic là bệnh mà phổi bị tổn thương, xơ hóa, suy giảm chức năng do bụi có chứa silic. Silic là tinh thể nhỏ trông giống như pha lê, được tìm thấy trong cát, đá hoặc quặng khoáng sản (thạch anh). Khi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tích tụ lại ở phổi, phá hủy các tế bào phổi và hình thành bệnh.

   Căn bệnh này chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta. Tính đến cuối năm 2011, tổng số ca bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam là 27.246, trong đó bệnh bụi phổi silic chiếm hơn 74%.

 

Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic

   Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic là do cơ thể hít phải quá nhiều bụi silic trong môi trường. Những người làm việc trong nhà máy, mỏ, xưởng đá hay các mỏ quặng thường có nguy cơ cao bị bệnh bụi phổi silic, chẳng hạn như:

  • Khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
  • Đẽo mài đá có chứa silic tự do.
  • Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do.
  • Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.
  • Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát.
  • Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm…

 

Bệnh bụi phổi silic thường gặp ở người làm đẽo mài đá chứa silic

 

Phân loại bụi phổi silic

   Tùy thuộc vào nồng độ bụi silic người bệnh hít phải mà các chuyên gia phân loại bệnh thành 3 nhóm bao gồm: 

  • Bệnh bụi phổi silic cấp tính: Hình thành từ vài tuần đến vài năm sau khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tự do nồng độ cao. Mức độ bệnh tiến triển nhanh với tình trạng viêm phổi và xơ hóa rất nặng. Chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng, không cung cấp được oxy cho máu, gây khó thở, suy hô hấp.
  • Bệnh bụi phổi silic mãn tính: Đây là dạng bệnh bụi phổi silic thường gặp nhất. Nó xảy ra sau một thời gian dài (10 – 30 năm) tiếp xúc trực tiếp với bụi silic nhưng nồng độ thấp. Bệnh nhân dễ bỏ qua các dấu hiệu của bệnh mặc dù các tổn thương phổi có thể được phát hiện thông qua phim X-quang lồng ngực.
  • Bệnh bụi phổi silic tiến triển: Là hậu quả của việc tiếp xúc với bụi silic ở nồng độ cao liên tục trong khoảng 5-10 năm. Theo đó, người bệnh bị viêm, xơ hóa phổi, đồng thời xuất hiện các triệu chứng nhanh hơn so với bệnh bụi phổi silic mãn tính.

   Ngoài các dạng bệnh nêu trên, còn có bệnh bụi phổi silic phức tạp để lại nhiều sẹo ở phổi, hình thành các nốt lớn hơn 1cm.

 

Các triệu chứng của bệnh bụi phổi silic

   Bệnh bụi phổi silic thường tiến triển từ vài tháng đến nhiều năm. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là ho dai dẳng, thi thoảng kèm theo đờm, khó thở, thở hụt hơi.   

   Nếu người bệnh tiếp tục hít phải bụi phổi silic, các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn, các hoạt động như đi bộ, leo cầu thang đều thấy mệt mỏi, khó thở. 

   Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân bị khó thở đột ngột kèm theo sốt, nguy cơ tử vong chỉ trong vòng vài tháng.

 

Bụi phổi silic cấp tính dễ gây khó thở đột ngột

 

   Nếu bụi phổi silic mạn tính, ngoài tình trạng ho, đờm, khó thở, người bệnh còn bị sốt, ho khạc đờm đen, sụt cân bất thường, đau tức ngực, đổ mồ hôi đêm, màu môi chuyển sang xanh, chân sưng phù, suy hô hấp.

   Hình ảnh X-quang lồng ngực ở người bị bụi phổi silic sẽ thấy các tổn thương nốt mờ với đường kính dưới 10mm ở thùy trên của phổi.

   Nếu không được chữa trị kịp thời, bụi phổi silic sẽ tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng như: Viêm phổi nặng, bệnh lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính…

 

Cách chẩn đoán bụi phổi silic

   Để chẩn đoán bệnh bụi phổi silic, bác sĩ sẽ kết hợp các biện pháp bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Người bệnh được hỏi về triệu chứng, quá trình làm việc, tính chất công việc, đồ bảo hộ và nhiều vấn đề khác.
  • Chẩn đoán hình ảnh phổi: Chụp X-quang phổi hoặc CT phổi để đánh giá mức độ tổn thương.
  • Đo chức năng hô hấp để đánh giá khả năng hoạt động của phổi
  • Xét nghiệm đờm.
  • Nội soi phế quản bằng ống mềm
  • Sinh thiết phổi bằng phẫu thuật để lấy mẫu mô phổi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

 

Cách điều trị bệnh bụi phổi silic

   Bệnh bụi phổi silic gây tổn thương phổi không hồi phục. Bởi vậy, y học hiện nay chưa có cách nào chữa khỏi. Mục đích điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

   Người bệnh thường được kê thuốc tây y để cải thiện triệu chứng như thuốc giảm ho, long đờm, thuốc giãn phế quản…

 

Cách điều trị bệnh bụi phổi silic thường là dùng thuốc tây giảm triệu chứng

 

   Nếu có biến chứng suy tim, người bệnh sẽ được chỉ định thêm digital (thuốc trợ tim), thuốc lợi tiểu kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Trường hợp suy hô hấp sẽ được bác sĩ cho thở oxy. 

   Nếu phổi tổn thương quá mức, bác sĩ sẽ cân nhắc ghép phổi.

 

Cách phòng tránh bệnh bụi phổi silic

   Bệnh bụi phổi silic chưa có cách điều trị đặc hiệu. Do vậy, tốt nhất bạn nên phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh này, nhất là đang phải làm việc trong môi trường chứa tinh thể silic. Các biện pháp phòng tránh bao gồm:

  • Sử dụng mặt nạ lọc bụi và quần áo bảo hộ khi làm việc. Bạn nên chọn loại mặt nạ có chất liệu nhẹ không gây kích ứng da, có thể hít thở dễ dàng và không bị cọ xát.
  • Không tổ chức ăn uống tại nơi làm việc chứa nhiều bụi silic.
  • Ăn tại khu vực riêng biệt, trước khi ăn cần rửa tay, rửa mặt dội sạch các hạt bụi silic bám trên da.
  • Sau khi làm việc xong cần tắm rửa sạch sẽ.
  • Thực hiện quá trình sản xuất trong chu trình kín và có lắp đặt máy hút gió.
  • Vận dụng phương pháp làm ướt vật liệu cắt, mài, bào vật liệu nhằm hạn chế những hạt bụi silic bay trong không khí.
  • Cơ giới hoá sản xuất để giảm bớt sự tiếp xúc giữa người lao động và vật liệu, tránh lao động gắng sức khiến bụi có khả năng cao xâm nhập vào phổi.
  • Nên nổ mìn vào cuối ngày, cuối ca lao động.
  • Che đậy những máy móc phát sinh nhiều bụi, chú ý vệ sinh các hệ thống thông gió.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm
  • Sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi, tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về bệnh bụi phổi silic. Đây là căn bệnh nghề nghiệp thường gặp, chưa có thuốc chữa, nguy cơ tử vong cao. Vì vậy tốt nhất, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu, cân nhắc nghỉ việc nếu cần thiết.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà